Mận là một trái cây rất tốt trong việc giảm hiệu quả các triệu chứng ốm nghén thai kỳ. Vị chua chua ngọt ngọt của nó giúp kích thích vị giác giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn.
Mận đang vào mùa ở miền Bắc, vị chua chua của mận chấm với muối chua cay của Hảo Hảo là món ăn khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ mang thai, đặc biệt là các mẹ bầu ốm nghén thèm ăn chua. Tuy nhiên, bà bầu có được ăn mận không và những tác dụng của việc ăn mận đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Bà bầu ăn mận Hà Nội có tốt không?
Tại sao mình lại gọi là mận Hà Nội? đơn giản là để phân biệt giữa quả mận miền Bắc và mận miền Nam. Trong khi niềm Nam có những trái roi siêu ngon nhưng lại được gọi đồng âm với mận hậu.
Lo lắng trên của nhiều mẹ bầu xuất phát từ việc mận có tính nóng, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí là xuất huyết, sảy thai và đẻ non. Tuy nhiên, trong mận chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ bầu nên phụ nữ mang thai được ăn mận với số lượng vừa phải, không ăn quá nhiều thì hoàn toàn không có vấn đề gì.
Giá trị dinh dưỡng cho trong quả mận
- Năng lượng: 20kcal
- Đạm: 600mg
- Canxi: 28mg
- Sắt: 400mcg
- Nước: 94g
- Chất béo: 200mg
- Chất xơ: 700mg
- Vitamin C, PP, B, A
Với những giá trị dinh dưỡng trên, việc ăn mận đúng cách và hợp lý sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.
Công dụng tuyệt vời khi ăn mận
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Trung bình, bà bầu cần khoảng 150mg vitamin C mỗi ngày. Với hàm lượng vitamin C dồi dào ( 1 quả mận nhỏ chứa tới 100mg vitamin C ), ăn mận sẽ giúp bạn bổ sung lượng vitamin C đáng kể bà bầu để bạn nâng cao hệ miễn dịch, đặc biệt là sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh cảm cúm đó.
Giàu dinh dưỡng
Loại quả này chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ và các khoáng chất như canxi, đồng, mangan, kali,… đặc biệt, trong một quả mận nhỏ chứa tới 30calo nhưng không hề có chất béo và cholesterol.
Giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón
Theo Đông y, mận có vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt – trị nóng trong, giải khát, giảm ho,… và kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, lượng chất xơ trong quả mận cũng khiến chứng táo bón đáng ghét giảm đi đáng kể
Giúp giảm ốm nghén
Vị hơi chát, chua chua lại ngòn ngọt của quả mận giúp cảm giác buồn nôn bị đẩy lùi, nó cũng kích thích vị giác giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn. Vì thế, trong những tháng nghén nặng nề và chán ăn kinh khủng, mẹ bầu hãy ăn 1 vài quả mận trước bữa ăn để bớt cảm giác buồn nôn và thấy thèm ăn hơn.
Giúp làm đẹp da
Điều này có vẻ hơi “thừa” nhưng sự thật là phụ nữ, bất kể là các mẹ đang mang thai, ai cũng đều có nhu cầu làm đẹp. Nhất là trong thai kì, da thường xấu đi đáng kể với sự xuất hiện của mụn, nám và tình trạng sạm dạ. Vì thế, hãy sử dụng mặt nạ quả mận như một loại mỹ phẩm cực kì an toàn lại hiệu quả, giúp làn da sáng rõ lên.
Giúp hấp thu sắt
Ai cũng biết sắt quan trọng với bà bầu như thế nào. Đó là lý do mà các mẹ bầu luôn cố gắng bổ sung thực phẩm giàu sắt vào thực đơn mỗi ngày. Và, mẹ cũng đừng quên vài quả mận cho bữa tráng miệng nhé, lượng vitamin C dồi dào giúp hỗ trợ sự hấp thu sắt vào cơ thể tốt hơn.
Một số lưu ý khi ăn mận
Với từng ấy tác dụng cũng như đã được Y học chứng minh là không gây nóng. Các mẹ bầu hoàn toàn có thể mua mận về ăn mà không cần ngậm ngùi “đợi đến mùa sau”. Tuy nhiên, khi ăn mận, các mẹ cần lưu ý:
– Rửa thật sạch và ngâm nước muối loãng trước khi ăn.
– Không nên gọt vỏ vì các chất oxy hóa tập trung chủ yếu ở phần này.
– Không ăn mận khi đói vì mận chua sẽ không tốt cho dạ dày.
– Không nên ăn quá nhiều mận trong một ngày (bất cứ thực phẩm gì, dù tốt đến mấy cũng không nên lạm dụng). Chỉ nên ăn vài quả mỗi ngày là đủ.
– Vì mận có vị chua, chát nên rất hợp với chấm muối ớt. Tuy nhiên, đồ ăn mặn và cay không được khuyến khích cho bà bầu. Vì thế hãy hạn chế chấm nhiều muối và không nên ăn quá cay.
Mận ăn quả tươi là ngon nhất, hoặc có thể ép nước hay làm mận khô cũng khá hấp dẫn. Vì thế nên đừng bỏ lỡ mùa mận các mẹ bầu nhé!
Bài viết cùng chủ đề: