Bạn nghĩ rằng bữa ăn mỗi ngày chỉ có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho chúng ta khỏe mạnh? Nhưng đối với mỗi gia đình Việt Nam bữa ăn chính hàng ngày còn ẩn chứa rất nhiều thông điệp trong đó. Mà nét đẹp lớn nhất chính là sự gắn kết cả gia đình lại với nhau. Và không biết từ bao giờ, bữa cơm gia đình Việt đã trở thành một nét văn hóa riêng, đặc sắc của người Việt Nam. Vậy, mỗi bữa cơm của người Việt Nam còn ẩn chứa những nét đẹp gì, mời bạn hãy tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục Lục
Bữa cơm gia đình Việt là nơi để gia đình gắn kết
Ngày Gia đình Việt Nam năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tiếp tục đưa ra thông điệp tuyên truyền “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Với ý nghĩa trân trọng những giây phút sum họp của gia đình Việt Nam. Bên bữa cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm; Bữa cơm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và gắn kết tình cảm giữa các thành viên. Để cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

Ở Việt Nam, từ lâu bữa cơm đồng nghĩa với bữa ăn. Bởi vì từ nền nông nghiệp lúa nước. Nên thức ăn chính trong bữa ăn chủ yếu là cơm. Người Việt Nam thường ăn phụ vào buổi sáng với các món ăn nhẹ. Bữa cơm chính, đặc trưng của một gia đình diễn ra vào buổi trưa và chiều hoặc tối. Thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ.
Bữa cơm gia đình có gì đặc biệt
Bữa cơm của gia đình Việt Nam truyền thống thường rất đơn giản. Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cơm cũng khác nhau. Thực phẩm chế biến món ăn rất phong phú và đa dạng. Đó là sản vật trồng, nuôi được hoặc đánh bắt trong tự nhiên. Trong bữa cơm gia đình, người phụ nữ thể hiện tình cảm của mình. Đối với những người thân yêu vào mỗi món ăn. Mỗi bữa cơm là dịp để cả gia đình quây quần sum họp. Vợ chồng con cái chia sẻ với nhau những suy nghĩ, tình cảm, chuyện công việc, chuyện học hành. Sau mỗi ngày làm việc vất vả.
Truyền thống, nền nếp gia đình cũng được hình thành. Từ những bữa cơm đạm bạc mà đầm ấm đó. “Sợi chỉ hồng” này đã gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình. Từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong bữa cơm, mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau. Mà thông qua đó biết bao bài học quí giá. Được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu. Đó không chỉ là bài học về văn hóa ăn uống: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Mà còn là bài học về văn hóa ứng xử “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Và biết bao bài học về đạo lý làm người.
Khái niệm “tổ ấm” được nâng cao qua mỗi bữa cơm
Trong bữa cơm gia đình, mọi người rất tôn trọng nhau và thể hiện không khí hòa đồng. Bữa ăn gia đình nhiều thế hệ là một môi trường văn hóa, một không gian văn hóa thể hiện một quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa độc đáo của người Việt Nam. Bữa cơm thể hiện rõ nét tính cộng đồng khi cả nhà quây quần bên một cái mâm tròn, cha mẹ, con cái vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ.

Bữa cơm trong gia đình là yếu tố rất quan trọng và liên quan mật thiết đến hạnh phúc của một gia đình. Những bữa cơm thể hiện ý nghĩa sâu sắc về khái niệm “tổ ấm”. Bữa cơm gia đình là linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình.
Sự khác biệt trong hương vị ẩm thực 3 miền của Việt Nam
Dù vẫn có những nét chung về văn hóa trong bữa ăn gia đình nhưng ở các miền Bắc – Trung – Nam của Việt Nam vẫn có sự khác nhau đôi chút về hương vị các món ăn. Các món ăn của người miền Bắc thường có vị vừa phải, không quá cay, không quá mặn cũng như không quá béo ngọt. Các món ăn miền Bắc chính vì vậy có sự thanh đạm và dễ thưởng thức.
Người miền Trung lại thích sự đậm đà trong món ăn. Điều đó thể hiện qua việc họ thường nêm nhiều gia vị hơn khi chế biến thức ăn và đặc biệt vị cay. Nếu ai không quen ăn cay mà thưởng thức ẩm thực miền Trung lần đầu thì có thể bạn sẽ bất ngờ về độ cay.
Khẩu vị của người miền Nam lại thiên về vị ngọt và béo. Hầu như các món ăn miền Nam đều được nêm nếm khá nhiều đường, nước dừa cũng như các chất tạo độ béo. Đặc biệt, miền Nam có hệ thống kênh rạch chằng chịt với phù sa bồi đắp nên các món ăn ở đây đa dạng các loại thủy sản như cá, tôm, cua…
Lời kết
Đối với mỗi người chúng ta, gia đình vô cùng quan trọng. Gia đình là nơi hun đúc những giá trị truyền thống hình thành nên con người. Vì vậy, có thể coi bữa cơm là một biểu tượng cho văn hóa Việt Nam. Thông qua mỗi bữa cơm giúp mọi thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, chia sẻ được mọi điều và gắn kết mọi người lại với nhau. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong xã hội hiện đại ngày nay.
Bài viết cùng chủ đề: