Tìm hiểu nguồn gốc, điểm qua những vở tuồng nổi tiếng

Tuồng là loại nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam, Tuồng mang âm hưởng hào hùng với những tấm gương xả thân vì nghĩa, tận trung vào quốc và cách con người đối nhân xử thế với nhau. Chất bi hùng là điểm đặc trưng của các vở Tuồng, cũng chính điều này đã khiến nhiều người say mê với loại hình nghệ thuật này. Tuồng Việt Nam xuất phát từ ca vũ dân tộc, qua thời gian, tuồng tiếp nhận nhiều hình thức hoá trang và biểu diễn của Hí Kịch. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ‘Tìm hiểu nguồn gốc, điểm qua những vở tuồng nổi tiếng’.

Tìm hiểu về nguồn gốc tuồng

Tuồng, luông tuồng, hát bộ, hát bội là những cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam. Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương. Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc; xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người. Giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc. Chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng. .

Tìm hiểu về nguồn gốc tuồng
Tìm hiểu về nguồn gốc tuồng

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Tuồng xuất phát từ ca vũ dân tộc Việt Nam, song trong quá trình phát triển. Tuồng đã tiếp nhận nhiều trình thức biểu diễn và hóa trang của Hí Kịch. Sử sách ghi rằng vào thời Tiền Lê năm 1005. Một kép hát người Hoa tên là Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.

Sang thời nhà Trần, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bắt được một tên quân nhà Nguyên tên là Lý Nguyên Cát vốn là kép hát. Vương tha tội chết cho Cát và sai dạy lối hát đó cho binh sĩ. Cát cho diễn vở Vương mẫu hiến đào để vua ngự lãm cùng các triều thần xem. Tuy nhiên người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy Từ (1572-1634). Năm 1627, Đào Duy Từ là người đầu tiên. Đã mang về cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nghệ thuật tuồng.

Những vở tuồng “bất hủ” trong làng tuồng Việt Nam

Được phát hiện ở nhiều nước Đông Nam Á nhưng chúng ta không thể lẫn lộn tuồng Việt Nam. Với bất kì nơi đâu khi nhắc đến những tác phẩm sau của làng tuồng đất Việt.

Vở tuồng “Lục Vân Tiên” ngôn từ dung dị

Lòng mến mộ đặc biệt với thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã thôi thúc ông Huỳnh Văn Ngà, tự là Long Ẩn quê ở Trà Vinh dịch ra bản tuồng này. Vở tuồng được ông Huỳnh Văn Ngà viết bằng tiếng Quốc Ngữ, ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người với chất Nam Bộ đậm đà. Vở này đã được in ấn lần đầu năm 1915 bao gồm 2000 bản.

Vở tuồng “Lục Vân Tiên” ngôn từ dung dị
Vở tuồng “Lục Vân Tiên” ngôn từ dung dị

Vở “Bên cầu dệt lụa” với hình tượng người phụ nữ thuỷ chung

Là vở kinh điển của đất Việt công chiếu năm 1976. “Bên cầu dệt lụa” được soạn bởi người con đất Bình Dương – cố tác giả Thế Châu. Đó là câu chuyện cảm động về nàng tiểu thơ Quỳnh Nga. Đem lòng yêu chàng trai nghèo Trần Minh. Trải qua bao nhiêu biến cố, ông trời không phụ lòng người. Chàng trai vinh quy bái tổ và họ được sống hạnh phúc bên nhau. Nét để đời của vở tuồng này là tính văn chương đan xen giá trị nhân văn. Gieo nên hình mẫu lí tưởng để lại bao đời cho thế gian. Đó là hình tượng phụ nữ thủy chung; khí tiết và nam nhân hiếu nghĩa, đáng bậc trượng phu.

Vở “Kiếp nào có yêu nhau” mang đậm giá trị nhân văn

Những câu vọng cổ phát ra từ “Kiếp nào có yêu nhau”. Có lẽ đã làm nức lòng nhiều khán giả của bao thế hệ qua. Đó là một câu chuyện buồn giữa tiểu thư Thiên Kim và Mộ Dung Bạch. Số mệnh cho họ yêu nhau nhưng lại không để họ đến với nhau. Âu cũng là cái số…Không màng đến bụi thời gian, vở tuồng này vẫn luôn được đón nhận đặc biệt là giới trẻ thể hiện lại. Cũng như “Bên cầu dệt lụa”, vở  này mang đậm giá trị nhân văn. Để lại cho thế hệ sau những bài học muôn thuở.

Vở tuồng “Người tình trên chiến trận” đậm màu biệt ly

Nơi chiến tuyến, đâu đó vẫn len lỏi những mối tình nồng nàn, và ở đây tác giả đã tái hiện một chuyện tình đượm đạm màu chia ly. Bên cạnh mối tình nơi chiến tuyến, vở “Người tình trên chiến tuyến” cũng lột tả về câu chuyện gia đình, tình cảm máu mủ lấy biết bao nước mắt của khán giả để rồi vở tuồng này vẫn trường tồn với thời gian.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *