Có thể khẳng định ngay rằng, khi nhắc đến trang phục truyền thống của người dân miền Tây, thì người ta thường nghĩ ngay đến trang phục áo bà ba. Đây là nét văn hóa của dân miền Tây Nam Bộ rất thịnh hành ngày xưa. Mặc dù hiện nay người miền Tây đã tiếp nhận những trang trang phục mới, thoải mái hơn. Nhưng bộ bà ba cùng khăn rằn đã trờ thành biểu tượng linh hồn của nơi đây. Trong bài viết này, wlkrco.com sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về nét văn hóa đặc sắc này nhé.
Mục Lục
Áo bà ba – gắn liền hình ảnh người dân miền Tây
Áo bà ba là trang phục mang đậm nét chân chất của miền Tây sông nước. Chiếc áo mang nét độc đáo của văn hóa Miền Tây Nam Bộ. Đã xuất hiện rất nhiều trong các bài hát dân ca nổi tiếng:
“Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ đến mong manh”
Chắc hẳn đâu đó bạn đã nghe được giai điệu của bài hát này. Chiếc áo bà ba trong câu hát trên được xem là biểu tượng. Của những con người mộc mạc, chân chất ở miền Tây Nam Bộ. Ở miền Bắc, người ta còn gọi áo bà ba là “áo cánh”. Bộ trang phục này được mô tả là chiếc áo ngắn, tay dài. Có hàng khuy dọc theo thân áo kết hợp cùng quần suông ống rộng.
Vẫn chưa có thông tin chính xác về thời điểm ra đời của áo bà ba. Có người nói là từ thời Hậu Lê. Có giả thiết khác là thế kỷ 19 do Trương Vĩnh Ký cách tân từ kiểu áo của người Bà Ba trên đảo Penang – Malaysia. Có giả thiết cho là bộ bà ba được cách tân từ bộ áo ngắn, quần dài. Của người dân di cư vào Nam khai khẩn đất hoang. Cũng có người nói là thay đổi kiểu dáng từ áo dài để phù hợp hơn với việc làm đồng. Dù xuất phát từ đâu thì áo bà ba đã trở thành biểu tượng của người dân Nam Bộ cho đến ngày nay.
Trang phục áo bà ba dành cho cả nam lẫn nữ
Áo bà ba không chỉ phụ nữ có thể mặc. Mà cả nam giới cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, áo bà ba của nam và nữ sẽ có sự khác biệt. Đối với nam giới, áo bà ba sẽ có hai túi to ở phía trước. Dáng áo rộng, còn với nữ túi áo nhỏ hơn. Bên cạnh đó, để đồng bộ về trang phục. Người ta thường kết hợp áo bà ba cùng với quần vải dài đen đến cổ chân. Cùng một số phụ kiện khác như khăn rằn, điển hình là khăn trắng đen.
Chiếc áo bà ba cùng với khăn rằn. Đã trở thành một sự kết hợp vô cùng tiện lợi cả trong chiến tranh lẫn trong lao động. Và trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc rất riêng. Của những người con miền Tây chân chất, thật thà.
Trang phục áo bà ba xưa và nay
Với chất liệu đơn giản, màu sắc không kén người mặc. Nên áo ba bà luôn gắn liền với người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba còn được xẻ ở hai bên hông. Làm cho người mặc cảm thấy thoải mái. Gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ. Như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc… Chính nhờ tính ứng dụng cao và sự thoải mái đó. Chiếc áo bà ba được cả nam và nữ lựa chọn. Riêng lúc đi chơi, họ thường chọn màu sắc nhẹ hơn. Như màu trắng, màu xám trọ, các cô, các bà thì chọn những màu mạ non, xanh lơ nhạt,…
Ngày nay, dù trang phục đã được cách tân. Nhưng chiếc áo vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống và hiện đại. Tạo vẻ gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, sang trọng cho các cô gái miền Tây Nam Bộ. Khi xã hội bắt đầu du nhập nhiều nền văn hóa. Không còn nhiều người mặc trang phục này. Nhưng tại những lễ hội, những sự kiện, những dịp lễ tết quan trọng. Người ta vẫn chọn áo bà ba làm trang phục chính. Như một nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước.
Có thể nói, hình ảnh những người con của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong chiếc áo bà ba, nghiêng nghiêng vành nón lá. Kết hợp với chiếc quần đen vừa chấm gót. Như làm tăng thêm vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ Nam Bộ. Trong những đường nét mộc mạc của chiếc áo bà ba. Như diễn tả một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam.
Ý nghĩa của trang phục áo bà ba
Người Việt Nam khi nhắc đến hình ảnh áo bà ba thường nhớ ngay về các mẹ, các chị, bà ở miền Nam, đó là những con người vừa mộc mạc lại vừa giản dị, gần gũi. Mỗi khi về vùng Nam Bộ bạn có thể nhìn thấy hình ảnh của những con người chèo thuyền, hoạt động sông nước. Áo bà ba cũng tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ, kiên cường trong các cuộc chiến tranh chống giặc và giữ nước.
Hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ luôn gắn với 3 vật bất ly thân: nón lá, khăn rằn, áo bà ba. Những hình ảnh của các chị, các mẹ xông pha trong chiến đấu vẫn đẹp và lung linh cho đến ngày nay. Áo bà ba không hề bị lãng quên theo thời gian. Dù cuộc sống có nhiều sự thay đổi, hội nhập nhưng ý nghĩa của chiếc áo bà ba vẫn tồn tại với cuộc sống của người Nam Bộ.
Bài viết cùng chủ đề: