Ra giêng hành hương là một nét đẹp trong văn hoá dân tộc ta từ bao đời nay. Không chỉ thể hiện sự thần phục với thần phật, cầu mong bình an cho gia đình, hanh thông trong công danh, sự nghiệp. Đây cũng là thời điểm phù hợp để mọi người cùng người thân có thể du xuân, ngắm cảnh. Đa số các du khách đều sẽ đi đến những ngôi chùa có danh tiếng tại các địa phương, trong đó đặc biệt là những cái tên như Chùa Bái Đính, Chùa Yên Tử, Chùa Hương…mỗi ngôi chùa trên đều có một kiến trúc, lịch sử và những giai thoại đi kèm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết ‘Truyền thống văn hoá ra giêng hành hương viếng chùa’.
Mục Lục
Những địa điểm hành hương nổi tiếng
Chùa Bái Đính – Ninh Bình
Ghé tới Ninh Bình thì nhất định phải đến với chùa Bái Đính – một trong các điểm hành hương đầu năm Tết 2020 không nên bỏ qua! Nơi đây được biết đến là một quần thể chùa rộng lớn. Với rất nhiều những kỷ lục đáng ngưỡng mộ như: ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; chùa có tượng Di lặc đồng lớn nhất Đông Nam Á; chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á,… Và chùa Bái Đính cũng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam – sở hữu nhiều kỷ lục nhất trong nước.
Xem thêm các bài viết về Văn hoá Việt Nam tại đây.
Chùa nằm ở phía Tây của di tích cố đô Hoa Lư, nằm trong di sản thế giới Tràng An. Cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 15km. Chùa có kiến trúc vô cùng đồ sộ. Và mang đậm dấu ấn Á Đông. Mỗi năm, cứ đến lễ Tết là chùa lại đón hàng ngàn phật tử từ tứ phương ghé tới. Nếu Tết này bạn chưa có địa điểm du lịch tâm linh. Thì chần chừ gì mà không ghé tới với chùa Bái Đính – Ninh Bình ngay thôi!
Chùa Yên Tử
Cái nôi của Phật giáo Việt Nam, gắn liền với Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Là sự hòa trộn hoàn hảo giữa núi non trùng điệp và nét cổ kính, trầm mặc của kiến trúc. Vào mùa xuân, lễ hội Yên Tử diễn ra từ mùng 10 và kéo dài 3 tháng. Đặt chân đến vùng đất thiêng này. Bạn sẽ tìm được sự thanh tịnh trong tâm hồn và hòa mình vào thiên nhiên ngoạn mục. Lúc ẩn lúc hiện giữa những tầng mây.
Chùa Hương – Hà Nội
Chùa Hương nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Và nơi đây là một trong các điểm hành hương đầu năm nhất định bạn không nên bỏ lỡ! Lễ hội Chùa Hương được diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch. Đặc biệt là khoảng thời gian từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Là thời điểm lý tưởng để bạn đến đây “trẩy hội”.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là người người, nhà nhà đều đua nhau tham dự lễ hội chùa Hương. Nhắc tới chùa Hương là nhắc tới dòng suối Yến chảy hiền hòa và đầy thơ mộng! Để đến được chùa, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền lênh đênh xuôi theo dòng sông Yến. Vừa đi, du khách vừa có thể được chiêm ngưỡng khung cảnh 2 bên núi rừng hùng vĩ mà rất nên thơ. Ở đây, núi non trùng điệp, sông nước hiền hòa. Bạn như hòa mình với thiên nhiên và tận hưởng giây phút yên bình, thư thái! Ghé đến chùa Hương bạn có thể ghé thăm một số những điểm du lịch đầy hấp dẫn như: đền Trình, động Hương Tích, đền Vân Song, Chùa Giải Oan, Chùa Thiên Trù, Động Hinh Bồng,…
Những điều bạn nên lưu ý khi đi hành hương
Nếu đi tự túc, bạn nên xác định rõ điểm đến, phương tiện di chuyển. Đặt phòng trước và tham khảo giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, nếu trong đoàn có người cao tuổi; trẻ em thì tốt nhất nên chọn tour hành hương từ các công ty du lịch uy tín để đảm bảo sự an toàn.
Các điểm hành hương đều xuất hiện rất nhiều “cò” gây phiền toái không đáng có. Bạn nên thuê trực tiếp các dịch vụ như: tàu, đò từ Ban quản lý di tích. Tốt nhất không nên mang theo những đồ có giá trị, tự bảo quản tư trang của mình. Bạn nên bổ sung các vitamin, uống đầy đủ nước. Để tránh tình trạng mất sức nếu đi bộ hành hương quá lâu. Đồng thời, bạn có thể trữ thêm một số đồ ăn dặm dọc đường, một số thuốc men thông dụng.
Những điểm hành hương thường có đường đi khá gập ghềnh. Phải đi bộ cũng như leo núi rất nhiều. Nên mang giày mềm có độ bám tốt hoặc giày thể thao. Tuyệt đối không mang giày cao gót, dép kẹp vì dễ bị trơn trượt. Với những nơi tôn nghiêm, bạn nên mặc quần áo lịch sự. Tránh mặc áo sát nách, váy ngắn, quần short. Chọn chất liệu co giãn, mềm mại và thấm mồ hôi. Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị túi hoặc giỏ xách chống thấm nước để đi đường.
Bài viết cùng chủ đề: