Cũng làm từ hạt đậu tương, nhưng thay vì đúc ra miếng đậu phụ cứng để ăn với cơm như một món mặn thì người ta chỉ biến tấu đi một chút, đã làm ra một món ăn vặt giải nhiệt chẳng kém gì chè, đó là tào phớ. Món tào phớ là món vô cùng dễ làm, phổ biến nhất là vào mỗi dịp hè nắng nôi, và có mặt trên khắp các nẻo đường Việt Nam ở cả 3 miền từ Bắc đến Trung, đến Nam. Tào phớ gắn bó quen thuộc với cuộc sống người dân các vùng đến nỗi ở mỗi nơi, nó lại được gọi bằng tên khác nhau, nhưng điểm chung là luôn được mọi lứa tuổi yêu thích.
Mục Lục
Tào phớ – món đường phố giản dị từ đậu phụ
Tên gọi mỗi miền có khác nhau. Song tào phớ là món ăn vặt mát lạnh được nhiều người yêu thích mỗi dịp hè về. Tào phớ là món ăn vặt mùa hè phổ biến được mọi lứa tuổi yêu thích. Không chỉ tại Việt Nam mà còn tại các nước châu Á. Nguồn gốc về tên gọi này không ai biết rõ. Có người cho rằng nó xuất phát từ “tofu”. Nghĩa là đậu phụ trong tiếng Trung Quốc.
Tào phớ được làm từ đậu tương xay nhỏ, lọc bỏ bã như làm đậu phụ nhưng kỹ hơn. Sau đó đun sôi rồi để nguội, được tạo đông. Khi ăn tào phớ, ta bỏ thêm ít đá là có ngay bát tào phớ mát lạnh. Ăn thanh miệng, nhẹ bụng. Phù hợp để giải nhiệt giữa nắng hè.
Trước đây, tào phớ thường được bán rong. Với tiếng rao thân thuộc “Ai… phớ đây!”, vọng khắp con phố những buổi trưa hè. Song điều này dần đã không còn phổ biến. Tuy có nhiều món tráng miệng mát lạnh được du nhập. Song tào phớ, đậu hũ, tàu hũ vẫn giữ được vị thế riêng. Là món ăn bình dân được người Việt mọi lứa tuổi yêu thích. Ngày nay, tại cả 3 miền, cách ăn tào phớ đã được thay đổi. Để phù hợp với thị hiếu ẩm thực ngày càng đa dạng của thực khách. Tuy nhiên, tại bất kỳ cửa hàng nào. Bạn vẫn có thể thưởng thức món tào phớ cổ điển. Ăn kèm với nước đường và đá viên.
Sự khác biệt của tào phớ ở 3 miền
Ở 3 miền, người ta gọi món ăn làm từ đậu tương này bằng những cái tên khác nhau. Người Hà Nội gọi là tào phớ. Người Hải Phòng lại gọi tàu pha. Người miền Trung gọi là đậu hũ. Song người miền Nam gọi tàu hũ…
Ở Hà Nội, tào phớ được ăn cùng nước đường pha ướp với hoa nhài, thơm dịu. Giống các món ăn khác, nghề làm tào phớ cũng có làng nghề riêng. Làng An Phú (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) được xem là nơi khai sinh ra món ăn này tại Hà Nội. Hiện tại, thực khách có thể bắt gặp nhiều cửa hàng tào phớ tại khu vực này. Người bán dùng muỗng, hoặc vỏ con trai gạt từng thìa phớ mỏng vào bát. Sao cho thật sánh, vừa vặn. Rồi chan thêm nước đường, vài cục đá viên. Một bát tào phớ chuẩn vị tại Hà Nội là nước đường không quá ngọt. Có hương nhài, ăn nhẹ miệng, thoải mái.
Đậu hũ miền Trung có thêm chút gừng giã dập. Hoặc xắt lát bỏ lên trên miếng tào phớ. Ở Huế, khi ăn đậu hủ thường không chan ngập nước đường như ở Hà Nội mà tùy theo yêu cầu của khách hàng người bán hàng sẽ rắc đường lên trên hoặc không.
Tại miền Nam, tàu hũ đặc và sánh hơn, thường cho thêm nước cốt dừa. Ở Sài Gòn, cách thưởng thức tàu hũ cũng rất sáng tạo, không chỉ phổ biến cách ăn thông thường như ở miền Bắc và miền Trung, mà còn phổ biến nhiều cách thưởng thức khác như là tàu hũ dầm với nước đá, nước dừa… gọi là tàu hũ đá. Có những nơi họ còn ăn tàu hũ với nhiều món phụ khác như trân châu, thạch, hạt sen, long nhãn nữa. Các món ăn biến tấu từ tàu hũ cũng ra đời từ đây. Như tàu hũ trân châu, tàu hũ caramen, tàu hũ ăn với thạch, hạt sen…
Bài viết cùng chủ đề: