Dân tộc Tày là cộng động chiếm số lượng khá đông trong số những dân tộc anh em sống tại Hà Giang. Người Tày sống tại các bản ven triền núi, thung lũng vùng thượng du, nơi có các con suối trong lành.Họ sống thành nhiều bản, mỗi bản có khoảng 15 đến 20 nóc nhà, có bản có tới hàng trăm nóc. Người Tày dẫn duy trì nếp sống trên các nhà sàn, họ canh tác nông nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong thuỷ canh, sản xuất lúa nước, bên cạnh đó là các loại cây hoa màu. Người dân nơi đây cũng có những lễ hội vô cùng đặc trưng, trong đó có thể kể đến Lẩu Then bjoóc mạ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ‘Lẩu Then bjoóc mạ – Đặc trưng văn hóa người Tày Hà Giang’.
Mục Lục
Người dân tộc Tày ở Hà Giang
Trong các dân tộc sinh sống ở tỉnh Hà Giang, cộng đồng dân tộc Tày chiếm số đông với khoảng 170 nghìn người. Người Tày sống thành các bản ở ven các thung lũng, triền núi thấp vùng thượng du, nơi có nguồn nước suối trong mát. Mỗi bản có khoảng 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn, người Tày thường chọn những loại gỗ quý để dựng nhà. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Người Tày sống chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh, thủy canh trong sản xuất lúa nước; ngoài ra còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả…
Xem thêm các bài viết khác tại đây.
Người Tày rất nổi tiếng nghề dệt thổ cẩm, các nghề thủ công gia đình như sản xuất nông cụ, làm đồ gỗ, đồ gốm. Người Tày ở Hà Giang hiện vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và cả một kho tàng văn học về các loại truyện thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca… đặc biệt là nghệ thuật hát then đàn tính. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Tày. Nó như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính như một phương tiện giao tiếp với thần linh của dân tộc Tày.
Lẩu Then bjoóc mạ
“Then là loại hình diễn xướng dân gian. Gắn bó sâu sắc với đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang”. Theo bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang. Điển hình cho diễn xướng là hội lẩu Then bjoóc mạ ở xã Phương Độ (thành phố Hà Giang). Nó có quy mô lớn, mang ý nghĩa sâu sắc. Và tập trung đầy đủ các nghệ thuật của Then. Ý nghĩa của hội này là cầu xin vua cha ban phước lành cho trần gian. Một năm an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Do được hình thành lâu đời, lẩu Then bjoóc mạ đã thấm sâu vào tâm linh của người Tày. Được lưu truyền qua các đời, trở thành một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng ở Hà Giang.
Then được chia thành các hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương; từng vùng như: Then cầu mong; Then chữa bệnh; Then bói toán; Then đưa người khuất; Then cầu mùa, Then chúc tụng và lẩu Then. Ông Nguyễn Văn Chự, (thành phố Hà Giang) cho biết: lúc hành nghề, người cúng được “ông ma Then” nhập vào. Trở thành “con trời” để tỏ lòng biết ơn Ngọc Hoàng hay Chúa Then. Vào dịp đầu năm mới sẽ phải làm lễ dâng rượu, dâng hoa. Lên cho Ngọc Hoàng và Chúa Then. Vì vậy lẩu Then Bjoóc Mạ thường được tổ chức vào mùa xuân. Lúc này hoa bjoóc mạ – hay còn gọi là hoa bờm ngựa đã nở nhiều. Từ đó, lẩu Then bjoóc Mạ được hình thành. Và trở thành một nét độc đáo riêng có ở Hà Giang.
Những hoạt động đặc trưng
Để tiến hành một hội lẩu Then bjoóc mạ cần được chuẩn bị rất chu đáo. Gần đến ngày tổ chức hội lẩu Then bjoóc mạ. Nhân dân trong xã cùng họp mặt tại nhà thầy Then cả là ông Nguyễn Văn Chự cùng bàn bạc. Giúp nhau làm các vật dụng, chuẩn bị lễ vật. Nam giới vào rừng đào măng; vầu, loại 2 củ mọc cùng 1 rễ; hái các loại hoa như bjoóc mạ, hoa chuối rừng; hoa trứng cá đan vào nhau thành hình nón. Các bà, các mẹ, các chị thì cắt, dán các hình vật trang trí, chuẩn bị các lễ vật như: Hình con én, con ương, bánh sừng bò, bánh dày hình nón, rượu nếp cái làm bằng thứ gạo cẩm ngon nhất. Vào ngày tổ chức hội lẩu Then bjoóc mạ. Mọi người thịt thịt lợn, gà, vịt để cúng .
Trong hội lẩu Then bjoóc mạ thường sẽ có 1 thầy Then cả và 5 thầy phụ; mỗi thầy lại có 2 nàng Hương phục vụ, giúp việc. Hội Lẩu Then được diễn ra trong 2 ngày, 1 đêm. Với các bước chính đó là: Mời Chúa Then và đoàn Then lên đường vượt qua các chặng. Hội Lẩu Then phải đi qua rất nhiều cung, chặng như: Cung trình tổ Then, tổ tiên; trình thổ công, trình thần; cung ve sầu; thanh lâm, lên cửa trời; chờ đò; khảm hải; lên phủ Ngọc Hoàng; lồng mường, đón Chúa Then, Ngọc Hoàng giáng trần… Cả chặng đường, các ông, bà Then diễn xướng. Hát bằng các làn điệu Then, kết hợp với đàn Tính và chùm xóc nhạc.
Ý nghĩa của Lẩu Then bjoóc mạ
Tiếng hát Then lúc trầm, bổng, khi trang nghiêm, lúc rộn ràng, khi thống thiết; âm hưởng trầm bổng gây ấn tượng sâu sắc cho người nghe. Những lời Then, hòa trong nhịp đàn Tính đưa các ông, bà Then đến với Mường Trời để cầu xin các vị thần linh cứu giúp con người, xin vua cha ban phước lành cho trần gian, cầu xin một năm an lành, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Những năm trước đây, hội lẩu Then bjoóc mạ chỉ diễn ra ở nhà Then chủ, mọi hoạt động trong phạm vi gia đình, thì nay lẩu Then bjoóc mạ được tổ chức rộng rãi, mang tính quần chúng. Từ năm 2016 đến nay, hội Lẩu Then bjoóc mạ được cấp ủy, chính quyền xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) tổ chức, trình diễn tại các buổi chợ phiên. Đây không chỉ quảng bá những nét đẹp, giá trị về mặt tâm linh của hội lẩu Then bjoóc mạ cho du khách gần xa biết đến, mà còn bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc cổ truyền của cha ông.
Nét văn hóa tâm linh gắn bó với đời sống người dân tộc nơi đây
Xã Phương Độ được biết đến như một “địa chỉ đỏ” về Lẩu Then; hát Then, đàn Tính với phần lớn là người Tày sinh sống. Đây đã trở thành nét văn hóa tâm linh gắn bó với đời sống. In sâu trong từng nếp nhà của người dân nơi đây. Hội Nghệ nhân dân gian xã Phương Độ và các Câu lạc bộ hát Then. Được thành lập từ nhiều năm nay. Đã thành một cầu nối đưa Then đến gần hơn với cộng đồng. Ông Nguyễn Văn Chự, là thầy Then cả trong hội lẩu Then bjoóc mạ. Cũng là người đã dày công sưu tầm; lưu giữ những điệu Then cổ, đã trăn trở khi Then đang dần mai một.
Ông và các nghệ nhân dân gian dành hết tâm huyết truyền lại cho lớp trẻ, cho bà con. Để khôi phục, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Việc tổ chức hội lẩu Then bjoóc mạ là phần gìn giữ; bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống. Thể hiện sự đồng lòng của cộng đồng. Mặt khác, nó cũng rất quan trọng khi cân bằng giữa bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng. Có thể nói, lẩu then bjoóc mạ là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày ở xã Phương Độ (thành phố Hà Giang). Đây không chỉ có những nét đẹp về văn hóa tâm linh mà còn mang giá trị về mặt nghệ thuật, âm nhạc, múa, trang trí.
Bài viết cùng chủ đề: