Dạo phố cổ Hội An thưởng thức bánh sắn đập chỉ 2 nghìn rưỡi

Đến Hội An, hẳn bạn đã biết đến những món đặc sản cực kỳ nổi tiếng mang đặc trưng của vùng đất này như cao lầu, mì Quảng, bánh canh, hoành thánh… Bạn cũng có thể đã nếm thử những món bánh có tiếng vang khắp gần xa như bánh ướt thịt nướng, bánh bèo, bánh vạc Hội An… Nhưng nếu đi dạo trên phố phường thành phố này, bạn sẽ còn mê mẩn thêm bánh sắn đập – một món đường phố đơn sơ quá đỗi mà lại thơm ngon, đặc sắc vô cùng. Đây là một món dân quê làm từ củ sắn hiện đang có mặt ở khu phố Cổ Hội An.

Bánh sắn đập ở phố cổ Hội An

Bánh sắn đập có phần xa lạ với thực khách. Nhưng lại là món ăn vặt gắn bó lâu đời với người dân Phố Hội. Phố cổ Hội An dường như không chỉ là một điểm đến du lịch với vẻ đẹp cổ kính nên thơ. Mà còn là thiên đường ẩm thực của các tín đồ sành ăn. Nếu bảo liệt kê những đặc sản nơi đây. Chắc ai cũng có thể kể vanh vách những cái tên như cao lầu, bánh quai vạc, bánh xoài… Bên cạnh đó vẫn còn một món ăn vặt hiếm người biết đến hương vị không kém phần đặc sắc. Đó chính là bánh sắn đập.

Bánh sắn đập ở phố cổ Hội An
Bánh sắn đập là món ăn vặt gắn bó lâu đời với người dân Phố Hội

Trước hết, bạn phải phân biệt rõ hai món bánh đập và bánh sắn đập đấy nhé. Dù tên gọi có hao hao giống nhau. Nhưng về nguyên liệu và hương vị thì chúng lại hoàn toàn khác biệt. Bánh sắn đập được làm từ của sắn. Hay là củ khoai mì theo cách gọi của người Nam.

Món ăn này xuất hiện từ thời xa xưa khi đời sống người dân còn nghèo khó. Những miếng bánh sắn đập được xem như là món “cầm bụng” qua những ngày mất mùa, thiếu thốn. Qua năm tháng, hương vị này đã theo chân những gánh hàng rong. Xuất hiện ở khắp các con đường. Và trở thành món ăn vặt hấp dẫn của xứ Quảng.

Nếu dạo trước, ở Hội An món ăn này xuất hiện phổ biến. Thì hiện nay dường như chỉ còn một vài hàng hiếm hoi phục vụ ở ngay góc ngã năm Trần Phú. Bởi thế mà bánh sắn đập dường như đã dần “thất truyền”. Và ai tinh ý lắm mới khám phá ra hương vị này khi lang thang Phố cổ.

Cách chế biến và thưởng thức

Sở dĩ có cái tên không mấy “êm tai” như thế. Bởi vì khi chế biến, người ta phải dùng búa để đập những củ sắn còn tươi. Phải chọn những của trắng mướt, căng tròn. Rồi lột vỏ, rửa sạch. Lực đập càng mạnh thì bánh khi chín mới có độ mềm dẻo, thơm ngon.

Cách chế biến và thưởng thức
Bánh sắn đập có tên như thế là do cách chế biến

Những miếng bánh sắn sau khi hấp ửng lên màu vàng nhạt. Kèm theo mùi thơm dìu dịu đầy thách thức. Quệt chút dầu hành phi bóng mượt. Rồi điểm thêm dừa sợi, đậu phộng rang và đường cát phía trên. Chỉ bấy nhiêu thôi mà gói gọn bao nhiêu hương vị tinh tế của Phố Hội.

Đưa vào miệng cắn nhẹ một miếng. Bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của hương đồng cỏ nội. Chút bùi bùi của sắn hòa lẫn cùng vị ngọt ngào béo nhẹ của dừa và đậu phộng.

Bánh sắn đập ăn lúc nóng hay khi để nguội đều ngon. Chỉ là thứ bánh kết hợp hài hòa những sản vật cây nhà, lá vườn nhưng bánh sắn đập đã trở thành món quà gây thương nhớ khi đến Hội An. Dạo chơi phố Hội, hãy thử món quà thơm thảo xứ Quảng, để rồi cảm nhận vị sắn dẻo thơm, vị béo của lạc rang giã nhỏ cùng vị mằn mặn, ngọt bùi như đang phảng phất trên môi…

Cầu kì trong cách chế biến, hương vị thơm ngon là thế. Nhưng mỗi chiếc bánh sắn chỉ vỏn vẹn 2 nghìn rưỡi mà thôi. Bởi thế mà có đến Hội An, đừng mãi mê chìm đắm với cao lầu, mì Quảng. Mà hãy cho mình cơ hội tìm về hương vị mộc mạc của làng quê qua món ăn vặt bình dân này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *